Phèn chua là gì? Cách làm sạch nước sinh hoạt với phèn chua

Phèn chua là gì? Cách làm sạch nước sinh hoạt với phèn chua như thế nào? Chắc hẳn chúng ta cũng từng biết đến loại phèn này, nhưng tôi dám chắc không phải ai cũng trả lời được 2 câu hỏi trên đâu!

Vậy tại sao bạn lại không cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết về phèn chua trong nội dung dưới đây nhỉ?

Phèn chua là gì?
Phèn chua là gì?

Phèn chua là gì? Công thức hoá học của phèn chua

Phèn chua là tên gọi của một loại muối sunfat kép giữa Nhôm và Kali, nên nó có tên gọi khác là Phèn Nhôm hoặc Phèn Sunfat. Công thức hoá học là: KAI(SO4)2. Nhưng chúng ta sẽ thường thấy phèn ở dạng tinh thể ngậm 24 nước là:

KAl(SO4)2-12H2O hoặc K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O.

Về đặc tính hoá học, loại phèn này không độc, ít tan trong nước lạnh và có vị chua chát đặc thù. Tuy it tan trong nước lạnh nhưng phèn chua lại tan nhiều trong nước nóng hoặc cồn.

Đặc điểm nhận dạng: Màu trắng, trắng đục hoặc không màu với kích thước tinh thể to nhỏ không đều nhau.

Như vậy, Phèn nhôm là gì? Phèn sunfat là gì? → Chúng chính là Phèn chua!

Ứng dụng

Phèn chua có khá nhiều công dụng trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, cụ thể như:

  • Trong chế biến thực phẩm: Phèn nhôm được dùng để chế biến mứt và ngâm một số loại rau củ để chúng sạch và tăng độ giòn. Gia vị này cũng giúp làm giảm vị the đắng của vỏ bưởi, làm bột nở để phần trứng trong bánh nướng được lâu hơn. Thường thấy nhất là chúng ta hay sử dụng phèn chua để làm sạch, khử mùi của thực phẩm tươi sống như lòng lợn.
  • Trong công nghiệp sản xuất: Phèn sunfat được dùng trong công nghiệp sản xuất giấy và dệt, với công dụng không làm nhoè mực khi viết trên giấy, giữ màu nhuộm trên quần áo. Do đó, nhiều người thường ngâm quần áo màu trong phèn chua một lúc để chúng ít bị phai màu hơn.
  • Trong y học cổ truyền: Phèn được dùng để chữa hôi nách, thâm nách, sát trùng, giảm đau răng,…
  • Trong làm đẹp: Phèn chua có công dụng tẩy da chết khá hiệu quả. Vì thế, bạn có thể sử dụng phèn chua để làm sạch và thậm chí là làm trắng sáng da. Cách làm đơn giản như sau: Bôi một lượng phèn chua vừa đủ lên da sau khi tắm xong, đợi phèn ngấm vào da khoảng 5-10 phút rồi tắm lại cho sạch.
Ứng dụng của Phèn nhôm (Phèn sunfat)
Ứng dụng của Phèn nhôm (Phèn sunfat)

Làm sạch nước sinh hoạt với phèn

Bạn sẽ bất ngờ nếu biết nước sinh hoạt của chúng ta có thể làm sạch với phèn chua đấy. Cách làm này khá đơn giản và phù hợp với những gia đình, tập thể muốn tự xử lý nước sinh hoạt để tiết kiệm một phần chi phí.

Cụ thể, để làm sạch 20 lít nước bạn sẽ cần 1g phèn với các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Hoà tan 1g phèn vào ca nước rồi đổ vào 20 lít nước mà bạn muốn làm sạch sau đó khuấy đều để chúng hoà trộn vào nhau.
  • Bước 2: Sau 30 phút, cặn bã trong nước sẽ bị kết tủa và lắng xuống đáy
  • Bước 3: Nhẹ nhàng lấy phần nước sạch bên trên để sử dụng.

Với nước giếng khoan, liều lượng phèn được dùng để làm sạch sẽ là 50g/1 mét khối nước. 

Ở các vùng bị lũ lụt, người ta rất hay sử dụng phương pháp dùng phèn làm sạch nước này để xử lý nhanh và tiết kiệm. 

Sau khi lọc sơ với phèn, phần nước sạch có thể được dùng để đun nấu. Nếu muốn uống trực tiếp sẽ cần lọc tiếp qua các thiết bị chuyên dụng khác.

Tham khảo: Máy lọc nước RO cho nguồn nước tinh khiết có thể uống trực tiếp

Có thể giải thích về cơ chế làm sạch nước của phèn như sau:

Khi cho phèn vào nước, phèn sẽ phân ly thành các ion Al3+ và có phản ứng thuỷ phân nghịch. Lúc này các kết tủa dạng keo với diện tích bề mặt lớn sẽ hấp thụ các chất lơ lửng trong nước và kéo chúng lắng đọng xuống phía dưới đáy.

Phương trình hoá học của phản ứng thuỷ phân nghịch này như sau:

Al3+ + 3H2O  →  Al(OH)3↓ + 3H+

Al(OH)3 chính là kết tủa dạng keo đã nói ở trên.

Làm sạch nước sinh hoạt với phèn sunfat
Làm sạch nước sinh hoạt với phèn

Công dụng chữa bệnh của phèn chua là gì theo kinh nghiệm dân gian?

Sau đây là một số công dụng chữa bệnh theo kinh nghiệm dân gian của phèn:

  • Chữa hắc lào, chốc đầu:

Dùng hàn the và phèn chua nung lên rồi tán nhỏ, rây mịn và cho vào lọ kín để dùng dần. Cách dùng: Rửa sạch phần da cần chữa trị, lấy nước lá trầu không chấm lên rồi rắc hỗn hợp thuốc đã tinh chế ở trên, ngày 2 lần.

  • Trị hôi nách và mùi hôi chân:

Với hôi nách: Lấy phèn chua tán nhỏ, rây mịn, sau khi tắm xong thì lau khô nách và lấy bột phèn thoa vào hai bên nách, dùng ngày 1 lần sau khi tắm. 

Với mùi hôi chân cũng làm tương tự, thoa đều bột phèn chua vào lòng bàn chân và các kẽ ngón. 

  • Giảm tình trạng nước ăn chân:

Ngâm chân trong chậu nước có phèn chua rồi lau khô sẽ giúp giảm tình trạng nước ăn chân hiệu quả. Cần lưu ý là nên giữ chân khô ráo, không để chân tiếp xúc với nước bẩn để vết thương nhanh lành.

  • Hỗ trợ chữa bệnh trĩ:

Cho phèn chua (12g), kinh giới (40g), hoa hoè (20g), ngải cứu (40g), chỉ xác (20g) vào nồi đun sôi rồi xông trực tiếp chỗ bị trĩ. Sau khi nguội dùng nước đó để rửa ngày 2 lần.

Xin lưu ý với bạn đọc: Những thông tin trên đây được DVTM Tùng Loan tổng hợp từ các nguồn uy tín, nhưng nó không thể thay thế cho việc chẩn đoán và chữa trị bệnh lý. Chúng tôi cũng không tư vấn và giải đáp các bệnh liên quan đến phèn chua. 

Công dụng chữa bệnh của phèn chua
Công dụng chữa bệnh của phèn nhôm

Hy vọng sau bài viết này bạn đã biết phèn chua là gì và cách làm sạch nước sinh hoạt với phèn chua hiệu quả. Đừng quên tham khảo thêm:

Shopping Cart