Ngày nay trên các sản phẩm bất kỳ nào chúng ta sử dụng cũng có ghi nồng độ pH là …Vậy pH là gì? Ý nghĩa của độ pH và cách cân bằng pH trong cơ thể như thế nào? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu cụ thể để biết rõ hơn qua bài viết dưới đây nhé.
Tìm hiểu:

pH là gì? Ý nghĩa của độ pH
pH là số đo hoạt động của các ion Hydro, chỉ số này dùng để xác định tính Bazo (Kiềm) hay tính Axit của nước hoặc dung dịch bất kỳ. Trong các môi trường khác nhau thì độ pH cũng sẽ khác nhau, trong cơ thể con người cũng thế.
Dung dịch có tính axit khi lượng ion H+ hoạt động mạnh và mang tính Bazo nếu H+ hoạt động yếu. Với trường hợp OH- và H+ cân bằng với nhau thì khi đó dung dịch được gọi là trung tính và có độ pH gần bằng 7.
Người ta đo độ pH của nước theo công thức: pH= -log10[H+]. Chính vì vậy nếu độ pH bằng 5 thì có tính axit cao gấp 10 lần độ pH=6 và đối với pH=7 là gấp 100 lần.
→ Tham khảo ngay: Nước hydrogen là gì? Lợi ích của nước Hydrogen với sức khỏe
Cách đo lường độ pH
Độ pH có thể đo bằng hai cách sau:
- Cách 1: Đưa chất chỉ thị pH vào trong dung dịch đang nghiên cứu. Khi đó tùy theo độ pH của dung dịch màu của chất chỉ thị sẽ thay đổi. Ta có thể đối chiếu với 14 thang màu trong bảng màu của chất chỉ thị. Trên một khoảng pH rộng có thể thực hiện các phép đo vô cùng chính xác bằng cách sử dụng chất chỉ thị có trạng thái cân bằng kết hợp với phương pháp quang phổ để xác định được thành phần nào đã tạo ra màu dung dịch.
- Cách 2: Dùng máy đo pH kết hợp cùng các điện cực có lựa chọn pH như điện cực Hydro, điện cực thủy tinh pH, điện cực quinhidro và các loại khác.
-
Cách đo lường độ pH
pH trong cơ thể người bao nhiêu là tốt?
Thông thường, độ pH trong cơ thể người từ 7,3 đến 7,4 thì các cơ quan, tế bào trong cơ thể hoạt động bình thường. Tuy nhiên, với môi trường càng ngày càng ô nhiễm, nguồn nước, thức ăn không được đảm bảo nên cơ thể chúng ta chuyển sang tính axit nhiều hơn mà mất đi tính kiềm tự nhiên của cơ thể.
Điều đó dẫn đến rất nhiều bệnh nguy hiểm và mãn tính như ung thư, tiểu đường, đường ruột… mà nguyên nhân chính xuất phát từ lượng axit dư thừa trong cơ thể.

Theo nghiên cứu cho thấy, nồng độ pH biểu hiện cơ thể có sức khỏe tốt trong cơ thể con người sẽ có các chỉ số như sau:
- Nồng độ pH của dạ dày từ 1,6 – 2,4
- Chỉ số pH trong máu khoảng 7.32 đến 7,44
- Chỉ số pH của nước bọt nên đạt từ khoảng 6,4 đến 6,8
- pH dịch ngoại bào từ 7,35 đến 7,45
- pH trong dịch nội bào từ 6,9 đến 7,2
- Chỉ số pH ruột khoảng 6,6 đến 7,6.
- pH nước tiểu bằng 6
- Nồng độ pH dịch mật từ 5 đến 6
→ Tham khảo: Nước ion kiềm là gì? Nước điện giải ion kiềm có thực sự tốt?
Cách cân bằng độ pH là gì?
Để cân bằng độ pH trong cơ thể chúng ta có 3 cách chính sau đây:
- Ăn uống đầy đủ dinh dưỡng với chế độ ăn hợp lý đầy đủ và ăn nhiều củ, quả, rau xanh để lượng axit trong cơ thể được trung hòa, bổ sung các vitamin và khoáng chất cho cơ thể khỏe mạnh. Cải bó xôi, ớt chuông, cần tây, bơ là những loại thực phẩm có thể tìm thấy dễ dàng ở bất kỳ chợ hay siêu thị nào mà vẫn đảm bảo giàu tính kiềm.
- Suy nghĩ lạc quan, tích cực: Để giữ được tính kiềm trong cơ thể bạn nên hạn chế suy nghĩ tiêu cực, stress mà nên lạc quan, yêu đời. Bởi vì khi bạn lo lắng quá nhiều cơ thể cũng tự tiết ra axit có hại cho cơ thể. Ngoài ra, lạc quan, vui vẻ cũng giúp chúng ta giảm căng thẳng mệt mỏi, cải thiện và tăng cường hoạt động của các tế bào ngăn ngừa các bệnh ung bướu và virus.
- Mỗi ngày nên dùng nước ion kiềm: Nước ion kiềm giàu tính kiềm, có tác dụng rất lớn trong việc phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh nguy hiểm hoặc mãn tính như tiểu đường, ung thư, cao huyết áp… Ngoài ra, nước ion kiềm giúp trung hòa axit trong cơ thể, các gốc tự do bị loại bỏ, tính kiềm tự nhiên được cân bằng.

Trên đây là những chia sẻ về độ pH là gì, độ pH trong cơ thể bao nhiêu là tốt. Hy vọng có thể giúp các bạn hiểu rõ hơn về khái niệm này và biết cách cân bằng độ pH trong cơ thể, nuôi dưỡng một sức khoẻ dẻo dai.