Khi nào cho bé ăn dặm? Những điều mẹ cần biết khi cho con ăn dặm!

Những ai lần đầu làm mẹ chắc chắn sẽ thắc mắc không biết khi nào nên cho bé ăn dặm. Và nên cho bé ăn dặm thế nào là hợp lý và khoa học? Bài viết sau đây sẽ giúp mẹ giải đáp các thắc mắc trên nhé!

Cho bé ăn dặm khi nào?
Cho bé ăn dặm khi nào?

Khi nào cho bé ăn dặm?

Giai đoạn trẻ bước vào thời kỳ ăn dặm là khi nhu cầu năng lượng tăng. Lúc này, sữa mẹ chỉ cung cấp một phần năng lượng là 450kcal/ngày, trong khi trẻ cần đến 700kcal/ngày. Cho trẻ ăn dặm đúng cách sẽ bù đắp được số năng lượng thiếu hụt này. Trẻ càng lớn thêm thì lượng thức ăn mỗi bữa ăn dặm cũng phải tăng lên, độ đặc cũng cần tăng thêm.

Ăn dặm không đúng cách, không đủ lượng theo yêu cầu sẽ khiến trẻ bị còi cọc, chậm phát triển. Bên cạnh đó, lượng sắt dự trữ đã không còn, nếu chỉ cung cấp từ sữa mẹ sẽ khiến trẻ bị thiếu sắt. Do đó, ăn dặm sẽ bù đắp lượng sắt bị thiếu này. Nếu trẻ không được cung cấp đủ sắt sẽ dẫn đến khoản thiếu hụt sắt lớn trong giai đoạn từ 6 đến 12 tháng. Nguy cơ thiếu máu lớn nhất cũng hay nằm ở nhóm tuổi này.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo mẹ chỉ nên cho trẻ ăn dặm khi được tròn 6 tháng tuổi. Lúc này, hệ tiêu hóa trẻ mới phát triển tương đối hoàn chỉnh để hấp thu những thực phẩm đặc và phức tạp hơn sữa mẹ. 

Nếu cho trẻ ăn dặm quá sớm (trước 4 tháng tuổi), cơ thể trẻ chưa có đủ men amylase để tiêu hóa chất bột. Cho ăn dặm vào thời điểm này sẽ khiến trẻ dễ chán sữa mẹ nên bú ít đi, dẫn đến thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu, quan trọng từ sữa mẹ. Hậu quả là trẻ giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ suy dinh dưỡng và ảnh hưởng xấu đến quá trình phát triển. Mặt khác, do hệ tiêu hóa giai đoạn này còn chưa hoàn thiện, nhất là những trẻ có cơ địa nhạy cảm sẽ dễ bị dị ứng thực phẩm. Nguy cơ cao dẫn đến tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa.

Ngược lại, nếu cho trẻ ăn dặm muộn hơn 6 tháng tuổi, khả năng cao trẻ sẽ đứng cân, chậm phát triển vì sữa mẹ không cung cấp đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển toàn diện. 

Dấu hiệu cho thấy bé có thể ăn dặm
Dấu hiệu cho thấy bé có thể ăn dặm

Dấu hiệu cho thấy bé có thể ăn dặm

Những dấu hiệu dưới đây giúp mẹ nhận biết trẻ đã sẵn sàng để ăn dặm:

  • Lúc rảnh rỗi trẻ thường hay nhai tóp tép.
  • Trẻ ngồi được cân bằng, giữ đầu ổn định là dấu hiệu trẻ đủ cứng cáp để sẵn sàng làm quen được với dạng thức ăn đặc hơn. 
  • Trẻ tự lấy được thức ăn cho vào miệng.
  • Trẻ có phản xạ rướn người, đưa môi dưới về phía trước để nhận thức ăn từ thìa. 
  • Lưỡi trẻ không còn phản xạ tự đẩy vật lạ như trước.
  • Trẻ tỏ ra thích thú với thức ăn người lớn đưa cho. 
  • Dù mới bú mẹ cách đó không lâu, trẻ lại tiếp tục đòi bú nữa. Điều này cho thấy nhu cầu dinh dưỡng của trẻ đã tăng lên. 

Mua Bột Rau Củ Nguyên Chất Cho Bé Tại Đây

Bột rau củ cho bé
Bột rau củ cho bé

Hướng dẫn cho bé ăn dặm đúng cách

Theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics), nguyên tắc cho trẻ ăn dặm đúng cách cần đảm bảo như sau:

  • Cho trẻ tập ăn những loại thức ăn gần giống sữa mẹ hoặc sữa công thức để bé quen dần với những loại thức ăn mới lạ. Khi bắt đầu cho trẻ ăn dặm, cần tuân thủ  nguyên tắc “ngọt – mặn”. Bột ngọt sẽ luôn là sự lựa chọn đầu tiên cho trẻ tập ăn vì mùi vị khá tương tự sữa mẹ. Mới đầu trẻ được cho ăn bột ngọt trước, sau sẽ dần thay thế bằng bột mặn nhiều dinh dưỡng hơn.  
  • Cho trẻ tập ăn theo nguyên tắc “ít – nhiều” để hệ tiêu hóa của trẻ thích ứng dần với lượng và thành phần thức ăn ngày càng đa dạng. Trẻ được ăn từ lượng ít rồi tăng dần lên, đạt đến 10 gram bột, rau xanh dần tăng lên 10 gram, thịt xay 10 gram, dầu ăn hoặc mỡ động vật là 5 ml mỗi bữa … để đảm bảo phù hợp hệ tiêu hóa và đủ năng lượng và dưỡng chất cần cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.
  • Cho trẻ ăn theo nguyên tắc “loãng – đặc”  để quá trình ăn dặm của trẻ được “suôn sẻ”. Nguyên tắc này giúp trẻ không bị “phản ứng” khi tiếp xúc những loại thức ăn lạ, và luyện cho hệ tiêu hóa của trẻ có thể tiêu hóa được những loại thức ăn phức tạp hơn.
  • Đảm bảo nguyên tắc “tô màu chén bột” nghĩa là bột ăn dặm phải có nhiều màu sắc khác nhau nhờ có đủ 4 nhóm thức ăn quan trọng là bột đường, đạm, chất béo, rau củ và trái cây để giúp trẻ phát triển tốt.
  • Không được ép trẻ ăn khi trẻ không muốn ăn nữa hoặc tỏ ra không hứng thú với việc ăn dặm. Tốt nhất là cha mẹ nên cho trẻ tạm ngưng việc ăn dặm trong khoảng 1 tuần rồi sau đó lại tiếp tục luyện để trẻ không bị căng thẳng với việc ăn dặm. 

Lần đầu tiên cho trẻ ăn dặm, nếu cha mẹ thấy trẻ vui vẻ, hào hứng há miệng tiếp nhận thức ăn thì chứng tỏ trẻ đã sẵn sàng. Còn nếu trẻ nhăn nhó ngoảnh mặt đi, hoặc cố nhè thức ăn ra thì trẻ chưa cảm thấy sẵn sàng với việc ăn dặm. Cha mẹ hãy dừng lại và không được ép con. Lần đầu chưa thành công, cha mẹ cần kiên trì, tuyệt đối không bỏ cuộc. 

Thường thì sau 6 đến 10 ngày trẻ mới chấp nhận được thức ăn mới, và khả năng này sẽ tăng lên đáng kể sau 12 đến 15 lần thử. 

Cách chế biến bột rau củ cho bé ăn dặm
Cách chế biến bột rau củ cho bé ăn dặm

Nhóm chất cần bổ sung cho bé trong thời gian ăn dặm

Để đảm bảo sự phát triển của trẻ, dù bắt đầu ăn dặm, trẻ vẫn cần bú sữa mẹ 3 đến 4 lần và 2 bữa bột và cháo mỗi ngày khi 1 tuổi. Ngay từ khi được 6 tháng tuổi, trẻ cần được cho ăn dặm đúng cách, bột hay cháo cần cân đối và đủ 4  nhóm thực phẩm như sau: 

Nhóm chất bột đường

Nhóm chất bột đường cung cấp năng lượng hằng ngày cho trẻ ăn dặm. Mẹ bắt đầu bằng cách nghiền cháo, khoai hoặc cho trẻ ăn bột yến mạch để bữa ăn của trẻ thêm phong phú. 

Mẹ nên dùng gạo tẻ gạo tám mới. Tốt nhất không trộn lẫn gạo nếp sẽ gây đặc khó ăn. Trẻ trên 1 tuổi cần thay đổi thực đơn ăn dặm thường xuyên để tránh trẻ biếng ăn do phải ăn cháo quá lâu. Có thể cho trẻ ăn súp khoai tây thịt bò xay, bún, phở, bánh đa,… để trẻ cảm thấy hào hứng với bữa ăn dặm.

Bột rau dinh dưỡng cho bé
Bột rau dinh dưỡng cho bé

Nhóm chất đạm

Chất đạm có nhiều trong thịt nạc (lợn, gà), lòng đỏ trứng gà và được khuyến nghị cho trẻ khi mới bắt đầu làm quen với ăn dặm. Sau khi trẻ đã quen, sang tháng thứ 7, mẹ có thể cho trẻ ăn thịt bò, cá, tôm, cua. Trên 1 tuổi, trẻ có thể ăn được cả quả trứng gà gồm cả lòng đỏ và lòng trắng. 

Đạm có vai trò rất quan trọng khi cung cấp các axit amin cần thiết thúc đẩy sự tăng trưởng, phục hồi của tế bào. Tuy nhiên, mẹ không được lạm dụng cho trẻ ăn quá nhiều đạm sẽ gây hại đến hệ tiêu hóa còn rất non nớt của trẻ. Nên cho trẻ ăn cả đạm động vật là thịt, cá, trứng…và đạm thực vật là các loại đậu, đỗ…Việc kết hợp cả 2 loại đạm sẽ giúp trẻ phát triển khỏe mạnh hơn. 

Nhóm rau củ và trái cây

Nhóm này sẽ cung cấp khoáng chất, vitamin và chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ. Hoa quả tươi mẹ có thể nạo chuối tiêu, xay xoài, xay đu đủ hay cho trẻ uống nước cam…để bổ sung các vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa tốt cho hệ miễn dịch và phòng chống các bệnh về đường ruột cho trẻ. Rau, củ, quả mẹ cần chọn nguồn an toàn, chế biến đảm bảo vệ sinh, không trữ rau quả quá lâu sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng vốn có, ảnh hưởng cả đến sức khỏe của trẻ. 

Nhóm chất béo

Chất béo có rất nhiều vai trò quan trọng như cung cấp năng lượng; là thành phần của màng tế bào và mô não; là dung môi giúp các vitamin A,D,E,K… hòa tan hấp thu vào cơ thể. Chất béo này chính là dầu thực vật và mỡ động vật (mỡ gà, mỡ lợn…), với tỷ lệ tốt nhất là 1:1. Mẹ nên nấu xen kẽ các bữa dầu và mỡ. 

Dầu thực vật tốt nhất cho trẻ là dầu đậu nành, mè, dầu cá hồi…Dầu gấc không nên cho ăn hằng ngày sẽ gây vàng da hoặc thừa vitamin A. Tối đa chỉ nên 1 đến 2 lần/tuần.

Trên đây là những thông tin giúp mẹ biết được khi nào cho bé ăn dặm và những điều mẹ cần biết khi cho con ăn dặm. Mẹ chỉ cần áp dụng đúng theo lời khuyên trên để trẻ có khoảng thời gian ăn dặm vui vẻ, giúp cơ thể có đủ chất dinh dưỡng để phát triển toàn diện.

Mua Bột Rau Củ Nguyên Chất Cho Bé Tại Đây

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Shopping Cart
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x