Chúng ta vẫn biết nước ép lúa mì mang lại nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, vậy bột cỏ lúa mì có tốt như vậy không? Mua bột cỏ lúa mì ở đâu và cách sử dụng ra sao? Cùng DVTM Tùng Loan tìm hiểu ngay nhé!
Tìm hiểu về cỏ lúa mì
Cỏ lúa mì làm từ cây Triticum aestivum – loại phát triển ở vùng ôn đới của Châu Âu và Hoa Kỳ, có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Người ta thường chế biến thành nước ép cỏ lúa mì hoặc bột cỏ lúa mì để sử dụng hàng ngày.
Trong 8g cỏ lúa mì có:
- 1g protein
- 6g carbohydrate
- 4g chất xơ
- 25 calo
- Và nhiều vitamin A, C, E, B6, K, Canxi, Magie, Sắt, Selen,…
Với những người sành ăn thì chắc hẳn đã biết thực phẩm này được sử dụng như một loại thuốc bổ và tham gia hỗ trợ điều trị một số bệnh.
Vì lá của cỏ lúa mì khó tiêu hóa nên người ta thường nghiền/ép thành nước để uống. Hoặc mang sấy khô và sử dụng dưới dạng viên nang.
Thậm chí có người còn uống nước có trộn cỏ lúa mì và coi đó là thuốc xổ để làm sạch tiêu hóa.
Mua Bột Cỏ Lúa Mì Nguyên Chất ở đây!
Tác dụng của cỏ lúa mì
Bạn muốn biết cỏ lúa mì có tác dụng gì? Dưới đây là một số công dụng của cỏ lúa mì được nhiều người biết đến:
- Giảm triệu chứng viêm loét đại tràng
Theo nghiên cứu ở Israel, cỏ lúa mì có thể hỗ trợ tốt trong quá trình điều trị bệnh viêm loét dạ dày. Nhưng vẫn cần có nhiều bằng chứng nghiên cứu khoa học hơn nữa để khẳng định công dụng này.

- Chống oxy hóa
Trong cỏ lúa mì có chất chống oxy hóa, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Cụ thể là cơ thể chúng ta có thể tạo ra các sản phẩm phụ trong quá trình trao đổi chất tự nhiên.
Nếu các sản phẩm phụ này là độc tố và nó vẫn tồn tại trong cơ thể sẽ dẫn đến stress oxy hóa. Stress oxy hóa nặng có thể dẫn đến ung thư.
Bên cạnh đó, chất này giúp cơ thể chống viêm mãn tính.
- Phòng chống ung thư
Khi các nhà khoa học phân tích thành phần của cỏ lúa mì và nhận thấy rằng chúng có cấu trúc gần giống với huyết sắc tố. Có một loại protein có thể mang oxy đi khắp cơ thể, cung cấp oxy cho máu. Các enzym trong cỏ lúa mì có tính chống oxy hóa như đã nói ở trên giúp ngăn ngừa tổn thương cho DNA.
Vào năm 2017, các nhà khoa học này đã sử dụng chế phẩm cỏ lúa mì để hỗ trợ điều trị ung thư miệng trong phòng thí nghiệm. Và kết quả cho thấy các tế bào ung thư này đã phát triển chậm lại.
- Hạn chế béo phì
Một nghiên cứu trên chuột cho thấy những con chuột ăn cỏ lúa mì tăng cân chậm hơn so với những con chuột không ăn.
- Ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường Type 2
Các chuyên gia y tế cho rằng, cỏ lúa mì ngăn ngừa được tiểu đường vì nó có hoạt chất chống viêm hiệu quả. Mà viêm lại là một tác nhân quan trọng liên quan đến bệnh tiểu đường.
Thí nghiệm trên chuột năm 2016 cho thấy những con chuột dùng cỏ lúa mì có thể hạ đường huyết và tăng nồng độ insulin.
Review bột cỏ lúa mì Dalahouse có tốt không?
Bản thân mình đã sử dụng một số loại bột rau củ như bột cần tây, bột cải xoăn, bột bí đỏ, bột lá dứa,…và khi sử dụng bột cỏ lúa mì mình vẫn đánh giá chất lượng sản phẩm này tốt.
Một phần do tin tưởng vào quy trình sản xuất của Dalahouse và một phần thấy những phản ứng tốt của cơ thể. Nếu bạn không dị ứng với cỏ lúa mì, bạn hoàn toàn có thể sử dụng.
Vị của bột cũng ngọt tự nhiên, gần giống nước ép cỏ lúa mì. Với một gói 50gram bạn có thể uống thường xuyên trong vòng 20 ngày.
Mua bột cỏ lúa mì nguyên chất ở đâu?
Khi có nhu cầu sử dụng các loại bột rau củ sấy lạnh nguyên chất, mình đều mua ở Dalahouse:
Mua Bột Cỏ Lúa Mì Nguyên Chất ở đây!
Cách sử dụng bột cỏ lúa mì hữu cơ
Bất cứ thực phẩm nào, nếu không biết cách sử dụng đúng liều lượng sẽ dẫn đến hệ lụy không tốt. Cỏ lúa mì có nhiều dưỡng chất nên nếu bạn ham uống quá nhiều sẽ khiến cơ thể buồn nôn hoặc đau đầu.
Dưới đây là một số gợi ý cách sử dụng bột cỏ lúa mì hữu cơ:
- Uống trước bữa ăn 30 phút
- Khi mới sử dụng, bạn chỉ nên dùng khoảng nửa muỗng cafe (pha với 200ml nước ấm, không pha với nước nóng sẽ làm mất chất), ngày uống 2 lần
- Đến tuần tiếp theo nếu đã quen với mùi vị và cơ thể đã tiếp nhận rồi, bạn có thể tăng lên sử dụng 1 muỗng cafe bột cỏ lúa mì, ngày uống 2 – 3 lần.
- Nếu thấy buồn nôn hay chóng mặt bạn nên uống bổ sung nhiều nước lọc để giảm cảm giác này. Do khi uống bột cỏ lúa mì cơ thể bắt đầu thải độc tố nên gây ra hiện tượng buồn nôn. Sau một vài ngày cơ thể sẽ thích nghi.
- Nên uống ngay sau khi pha, nếu để bột bị oxy hóa chuyển sang màu vàng sẽ rất khó uống.
- Có thể cho bột cỏ lúa mì vào thức ăn dặm, sữa chua, cơm, trứng hoặc cháo để bổ sung dưỡng chất. Nhưng không nên pha với cam hay chanh sẽ làm mất enzyme.
Có thể bạn quan tâm: Cách sử dụng và bảo quản bột hoa đậu biếc

Một số rủi ro có thể gặp khi sử dụng cỏ lúa mì
Có lúa mì tốt là thế, nhưng cũng tiềm ẩn một số rủi ro khi sử dụng thực phẩm này. Tuy không có nghiên cứu cụ thể nào về những rủi ro sẽ gặp phải, nhưng trong một số trường hợp do chúng ta chưa đúng cách có thể gây ra các phản ứng phụ, đặc biệt là những người sau:
- Người bị dị ứng với cỏ lúa mì
- Người bị mắc bệnh celiac
- Trẻ đang điều trị bệnh thalassemia nếu sử dụng sẽ có vấn đề về tiêu hóa, nhưng sẽ nhanh chóng ổn định.
Bên cạnh đó, cũng chưa có bằng chứng nào chứng minh việc chỉ sử dụng bột cỏ lúa mì hữu cơ sẽ chữa được hoàn toàn bệnh. Do đó, bạn không nên quá phụ thuộc vào sản phẩm mà nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu thấy cơ thể cần điều trị bệnh.
Tham khảo: 13+ loại bột rau củ tốt cho sức khỏe